Các bài đăng của tác giả Vũ Đăng Khuê.



Lệnh Hòa ( 令和 )

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

 

11 giờ 42 sáng ngày 1/4, khi chánh văn phòng thủ tướng Suga phát biểu “Niên hiệu mới của Nhật Bản là “Reiwa” thì ngay trong phòng họp tại phủ thủ tướng và trên toàn nước Nhật, trong trường học, chỗ ngắm hoa, phòng tắm công cộng, trên đỉnh núi, trại lính, các nhà ga, tiệm nhậu hoặc khắp hang cùng ngõ hẻm tưởng chừng đã vỡ tung vì những tiếng “Ể ” hay những tiếng vỗ tay vang dội.

Họ “Ể” vì ngạc nhiên, vì “tưởng vậy nhưng không phải vậy”. “Tại sao là Reiwa?” Bao nhiêu nhà văn học nổi tiếng, báo chí thượng thặng và giới khoa học còn dùng cả công nghệ điện toán AI phân tích nhưng đã rủ nhau…. đoán trật lất. Ngay những phút đầu, nhiều người ú ớ, vì không ai hiểu được tại sao lại dùng chữ “Rei” (令) (lệnh, lịnh, linh)?vì chữ này thì có rất nhiều nghĩa là mệnh lệnh, là điều lệ, là từ kính ngữ v.v… còn “Wa” (和) thì có thể hiểu đại khái, là “người Nhật”, “là hòa bình”….

Continue reading

Chia Tay Lúc Tuổi 22

 

Vào cái thời mà mà quần ống loa, tóc dài đến vai của giới trẻ gần 50 năm về trước, dân yêu thích tình ca Nhật Bản có lẽ không ai là không biết bài hát “22 sai no wakare” (Chia tay lúc tuổi 22) của ông nhạc sĩ folksong nổi tiếng Ise Shoyo, nói về thứ tình cảm chân thật, không bóng bẩy của hai người trẻ Nhật Bản yêu nhau và rồi…. phải xa nhau khi tuổi mới 22. Dân ghiền nhạc như tôi dù đàn còn tập tễnh đã cố gắng tập hát, tập đàn cho bằng được. Đến năm 2013, “tái hiện” lại ước mơ, tôi mới được dịp “hòa tấu” chung bản này với hai người bạn cũng bằng…. tuổi (trên 6 bó) khi hội ngộ ở Cali. Xin mời quân ta nghe audio và phần dịch từ Nhật sang tiếng Việt bài nhạc của Trần Thụ Ân, một đàn anh của tôi nhé.

Vũ Đăng Khuê Continue reading

Một Cựu Nữ Đại Sứ Mỹ Tại Nhật Và Những “Shiwa” (nếp nhăn)

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

 

Từ sau ngày “giải giới” (về hưu), thì giờ có vẻ rộng rãi hơn nên “phải” đảm nhiệm luôn trách vụ đón đưa “mẹ cháu”. Trên đường đi, tự nhiên “mẹ cháu” bật ra vài tiếng: “Vết nhăn lúc này hơi nhiều, làm sao bây giờ…. ta?”. Cách nói “phong long” khiến mình cảm thấy nhồn nhột, nhưng rất hiểu “kimochi” (cảm giác) của người nói. Chả biết phải trả lời làm sao cho “phải đạo”, chợt nhớ lại một bài viết… năm xưa (tháng 1/2014). Buổi tối về và “nhờ” mẹ cháu xem lại bài viết với ước mong “thầm kín” thay cho lời giải đáp. Kết quả là …. mẹ cháu im lặng và chả thấy nói gì. Mừng quá! Ha Ha! Mời bạn ta cùng đọc chuyện nói về…

Một cựu nữ đại sứ Mỹ tại Nhật và những “Shiwa” (nếp nhăn)

Continue reading

An Toàn Thực Phẩm và….

Tác giả: Vũ Ðăng Khuê

Theo định luật tự nhiên của đất trời thì mùa hè là phải… nóng, tuy nhiên trong những năm gần đây, từ lúc quả địa cầu bị luồng khí thải CO2 dần dần bao phủ do kỹ thuật khoa học ngày một tinh vi, cuộc sống cho dù có tiện lợi hơn, chẳng hạn như chuyện mỗi nhà “trang bị” một vài máy lạnh đã là chuyện bình thường, bầu trời vốn đã “hâm hấp” nay lại thêm “hừng hực” và Nhật Bản cũng không là ngoại lệ lại còn luôn luôn là những nước dẫn đầu.

Theo định nghĩa của sở khí tượng thì mùa hè được chia thành 3 cấp: 夏- Hạ  (từ 25 đến 30 độ C, nóng bình thường), 真夏- Chân Hạ (từ 30 trở lên đến 35 độ C, nóng… ra nóng) và 猛暑日- Mãnh Thử (35 độ C trở lên – nóng kinh khiếp). Những ngày cuối tháng 7 kéo dài cho suốt đến nay, độ nóng trên toàn nước Nhật thường vượt quá mức “Mãnh Thử” khiến “màn ảnh nhỏ” lúc nào cũng reo réo bên tai những phương thức chống nắng, số người trúng nắng…., chỉ có khoảng 2 ngày (9 và 10/8) thì những thông tin” về nóng-nắng đã “tạm dừng” để chuyển qua các tin tức về cơn bão số 11 hay còn gọi là Hạ Long ghé thăm đảo tứ quốc (shikoku) Nhật Bản.

Khi nói về sự khác biệt giữa độ nóng “chân hạ” và “mãnh thử” có một ông trong chương trình Shoten (笑点), một chương trình hài truyền thống của Nhật Bản phát hình vào mỗi tuần suốt từ năm 1966 đến nay đã so sánh mùa hè với “Nagashi somen” (món bún trôi theo…. giòng nước mát), có thể ai ở Nhật mới “nghiệm” được cảm giác này nhưng cũng xin “chia sẻ” cùng bà con cô bác.

“Chân hạ”: Khi thấy somen (giống như sợi bún của Việt Nam) trôi theo những cái ống tre chảy dài từ trên xuống là vớt cho ngay vào chén có đựng chút tsuyu (nước chấm) đặc biệt rồi bỏ vào mồm, cứ tùn tụt tới đâu thì toàn thân mát rười rượi tới đó, còn

“Mãnh thử” thì muốn “thân thể” mình biến thành những sợi somen trôi theo giòng nước mát.

Chính xác không thể tả.

                                                                   “Nagashi somen”

Nhân mùa hè, xin gửi đến quí độc giả lời chúc theo kiểu Nhật

Shochu omimai moshiagemasu
暑中お見舞い申し上げます

(Dịch theo lối….Việt Nam)

Chúc thân tâm thường….mát mẻ trong mùa hè đỏ lửa

Lòng vòng một chút lấy trớn như vậy cũng quá đủ rồi, xin bắt đầu vào những chuyện…Tản mạn Phù Tang.

An toàn thực phẩm

Từ Thượng Hải

Ngày 17/7 vừa qua, các đài truyền hình Nhật đồng loạt đưa ra những clip video ghi lại hình ảnh các nhân viên thuộc một chi nhánh của đại công ty OSI Shanhai Husi “Phúc Hỷ” chuyên cung cấp thịt ở Thượng Hải, đang nhặt những tảng thịt rơi xuống đất bỏ vào máy xay để “gia công” tiếp, hoặc “vô tư” dùng máy cắt những tảng thịt hư thối đã chuyển sang màu xanh. Theo trình tự thì những tảng thịt này sẽ được “đóng gói” rồi gửi đến các tiệm McDonald’s và KFC ở Trung Quốc để chế biến thành những món ăn nhanh-tiện. Nghe nói là các đoạn hình ảnh này do chính người “trong cuộc” quay lén rồi gửi ra ngoài. Bộ An Toàn hay bộ gì đó của Trung Quốc mở cuộc điều tra và bắt sơ khởi 5 người.
Tôi thì chỉ nghe cho biết vì có bao giờ tôi phải sang tận….Trung Quốc để thưởng thức những món này đâu, ở Nhật này thiếu giống gì, cứ xung quanh nhà ga thì thế nào cũng có vài tiệm McDonald’s và KFC tương tự. Nhưng vài ngày sau báo đài lại cho biết tiếp hệ thống McDonald’s tại Nhật xác nhận là khoảng 20% ​​thịt gà tẩm bột McNuggets bán tại 40% các cửa hàng McDonald’s trong nước Nhật (1.340 nhà hàng) đến từ nhà máy này. Nhóm “tiệm tiện lợi” FamilyMart tại Nhật gồm mấy ngàn tiệm cũng bán sản phẩm thịt gà lăn bột chiên cùng một xuất xứ.
Tôi hơi chột dạ vì ít nhất là mình hoặc gia đình mình trong quá khứ vào những lúc đi làm hay bận bịu đã mua ăn ….. cho qua bữa. Các cơ quan trách nhiệm đã họp báo xin lỗi và công bố: sẽ ngưng chế biến cũng như ngưng nhập cảng loạt thịt này từ Trung Quốc, và một ngày nào đó họ sẽ đổi nơi cung cấp từ nước khác.
Đó là chuyện của họ, còn riêng tôi và gia đình thì cũng đã có đối sách riêng: cứ thấy  cái gì xuất xứ từ xứ hung khùng là ngoảnh mặt ngay sang chỗ khác. Quí vị có nghĩ như tôi không?

Sang… Thái Bình.

Nhưng cũng chỉ sau đó vài ngày (25 tháng 7), báo đài của Nhật lại đưa ra một phát giác khiến những dân nhậu sành điệu bật ngửa: một trong số những đồ đông lạnh nhập cảng từ Việt Nam sang Nhật là món shishami (cá trứng) có “kèm theo dị vật và thuốc giết chuột”. “Dị vật” là cái quái gì? Tìm hiểu thì biết đó là….  phân người, trời ơi là trời! Hết nước nói!
Shishamo là một loại cá trong bụng có chứa một bọc trứng, tiếng Hán gọi là Liễu Diệp Ngư (vì hình dạng hơi giống lá Liễu), nghe kể thì ăn sần sật và ngọt lịm. Loại cá này chỉ sống ở vùng biển nước lạnh như Hokkaido miền Bắc nước Nhật, ở Na Uy hay ở Nga…. Biển Việt Nam thuộc loại “ấm quanh năm” thì không có loại cá này nên công ty Rich Beauty Food của Đài Loan trụ sở đặt tại tỉnh Thái Bình đã nhập từ các xứ vùng biển nước lạnh đem vào Việt Nam “gia công” đông lạnh, đóng thùng bán sang Nhật. Theo luật thực phẩm Nhật thì không cần biết cá này đánh bắt ở đâu nhưng nếu được chế biến tại Việt Nam thì sẽ là “Made in Việt Nam”, chuyên môn hơn một chút viết theo kiểu Nhật thì là “Nguyên liệu nguyên sản địa danh: Việt Nam”.
Công ty nhập cảng Imura của Nhật tại tỉnh Yamaguchi ngày 15 tháng 7 đã tìm thấy trong một, hai thùng từ Việt Nam có “kèm theo dị vật và thuốc giết chuột”. Những thùng cá Shishamo đông lạnh này được nhập vào Nhật Bản ngày 29/05/2014 và phân phối đến các chợ ở khắp 10 tỉnh trong đó có Tokyo. Hãng Imura đã lập tức ra thông báo thu hồi toàn bộ số lượng cá Shishamo đã bán ra, kể cả những lô hàng nhập khẩu trước tháng 5/2014 khoảng chừng 2000 thùng tất cả. Hãng này còn đem “hiện vật” là thùng hàng chứa “dị vật và thuốc giết chuột” sang tận Việt Nam làm bằng chứng và yêu cầu Rich Beauty Food điều tra bồi thường thiệt hại.

“Thùng hàng kèm theo dị vật và thuốc giết chuột” “Hàng bị thu hồi”

Chưa biết kết quả sẽ ra sao nhưng từ nay trong các quán nhậu tại Nhật sẽ vắng bóng shishamo hoặc nếu có thì cũng phải giải thích cho rõ ràng với dân nhậu “đây là shishamo “quốc sản” (chế tạo trong Nhật)”. Để trở lại tình trạng cũ có lẽ cũng phải mất một thời gian vì không những chỉ có shishamo, mà người Nhật còn “phân vân” và “e dè” ngay cả với những gì có hàng chữ to tổ chảng “Made in Việt Nam”.

Nhân vụ cá trứng này xin kể quí vị nghe luôn một chuyện mà tôi đã được xem trên “màn ảnh nhỏ”. Một giám đốc người Nhật có công ty chế tạo linh kiện máy móc ở Việt Nam thố lộ:

–         Để kiểm soát chặt chẽ, tôi cho đặt nhiều camera trong phòng làm việc và kiểm soát ngay từ….. Nhật, có nghĩa là ngồi ở Nhật nhưng có thể quan sát cách làm việc của công nhân người Việt.

–         Làm sao ông quan sát từ Nhật được?

–         Dễ mà, dùng skype hay các nhu liệu chùa đó, mình chỉ mua camera và kêu chuyên viên gắn thêm vào thôi.

–         Thế ông có thấy gì không?

–         Thấy chứ, thỉnh thoảng có một vài người “ẩu tả” làm ra đồ hư hỏng, rồi cho vào túi phi tang.

–         Rồi ông làm sao?

–         Tôi cho người điện thoại ngay sang Việt Nam và giải quyết tức thì. Hiệu quả lắm.

Hãng của ông nhỏ thì còn làm thế được, nhưng cả một công trường to lớn thì camera đâu mà đặt cho xuể. Không biết đây có phải là một sự “trả thù” của một vài cá nhân vì bất mãn với công ty hay là sự “phá hoại của một thế lực thù địch” để bêu xấu nước ta như nhà nước vẫn thường rêu rao? Thôi cứ để hai bên tính với nhau.

Xin thành thật chia buồn với những công nhân đã bị giảm hay mất việc vì không còn đơn đặt hàng từ Nhật.

Còn riêng tôi tuy cũng là dân yêu hương vị làm từ…..“lúa mạch” nhưng không bị ảnh hưởng gì vì từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ có bao giờ biết mùi vị của con cá nó ra sao, trừ khi bị “lừa”. Cách đây vài năm, tôi phải nằm bệnh viện mấy ngày và bị bác sĩ chú ý về chuyện ăn uống và khuyên là phải ăn “cá” cho đủ chất, tôi tuân thủ tất cả trừ chuyện…. ăn cá. Tôi xin đầu hàng, hoàn toàn cứng họng vì không thể có câu trả lời nghe cho được khi bị chất vấn bằng một cách nói hoàn toàn *“Lê Thiệp”: “sashimi của Nhật cả thế giới yêu chuộng mà tại sao ông lại chê? Thế thì ông sống ở Nhật…. làm cái … gì?”. 
Thôi sang chuyện khác.

————

*Lê Thiệp: một nhà báo nổi danh vừa qua đời vào năm ngoái.

Chuyện Nước Lọc

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

Cũng dễ là có hơn 15 năm nay trở lại, chuyện nước lọc đóng chai, đóng bình mới bắt đầu xâm lăng vào Nhật Bản. Đi đâu cũng thấy thiên hạ thủ sẵn một bình nước….. lọc, đủ kiểu, đủ tên, đủ dung lượng từ 500ml đến 1 lít rồi 2 lít, được làm từ Nhật, từ Pháp và từ những tên nghe lạ hoắc. Hoặc ngay trong nhà cũng có một máy lọc nước, mấy ông “bán nước” khôn thấy mẹ, tiền cho mướn máy thì “miễn phí”, nhưng tiền nước thì tính thẳng cẳng, lại còn có người định kỳ đến tận nhà thay nước để nước lúc nào cũng “được” tinh khiết, và có cảm tưởng như mình lại được uống một loại nước lọc an toàn nhất… trần gian.
Chuyện nước non này thì bao la, mênh mông lắm nên chỉ xin phép nói những điều mà mình chứng kiến ngay tại Nhật.

Tiền thuê máy… thì miễn phí… chỉ tốn tiền chuyên chở và tiền nước
Theo suy nghĩ cá nhân tôi thì lại có điều hơi ngược đời… một chút. Nước nào mà uống chả được, nhất là nước uống ở Nhật, trừ nước “ở các quốc gia chưa phát triển” chưa được đun sôi, nước kỹ nghệ, nước thải và nước…. biển. Tôi có cảm tưởng là uống nước lọc đóng chai vào lúc trời hơi nóng tuy chưa được ướp lạnh hay ngay như vừa được ướp lạnh cũng chả thấy khác gì với nước…. từ trong vòi mà tiếng Nhật gọi là 蛇口 (jaguchi) chảy ra.

Continue reading

L.G.B.T!

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

Bất ngờ thấy tiêu đề bài viết là 4 mẫu tự “LGBT”, chắc bạn ta cũng ngỡ ngàng, phân vân đôi chút vì nó là cái quái gì phải không ạ? Xin cứ tà tà mà …. đọc rồi sẽ biết.

Sau 10 năm cập nhật, Bộ từ điển Kojien (『広辞苑』 “Quảng từ uyển”) nổi tiếng của nhà xuất bản Iwanami 岩波, đã giới thiệu bản version 7 mới nhất, bao gồm những từ đã được “dân gian” dùng trong suốt 10 năm qua. Đây là quyển từ điển phổ thông Nhật-Nhật được rất nhiều người dùng trong các công việc nghiên cứu, học thuật; bạn ta có thể tìm thấy trong thư viện của các trường học, quận, huyện, thành phố v.v…

Tuy nhiên sau khi phát hành vào ngày 12/1 năm nay, thì nhà xuất bản đã gặp một số than phiền từ các giới học giả, ngoại giao về cách giải thích một số các định nghĩa mới. Trong số đó có cụm từ “LGBT” khiến người viết để “tâm”.

Được biết “LGBT” được ghép từ mẫu tự đầu của

“Lesbian”: đồng tính nữ,

“Gay”: đồng tính Nam,

“Bixesual”: thích cả nam hay nữ và

“Transgender”: người chuyển giới từ nữ sang nam hay ngược lại.

Nghĩa là có 4 loại, nhưng lại được tự điển này giải thích: “là những người có khuynh hướng tình dục khác với đa số” khiến các học giả chỉ trích vì: Lời giải thích này mới có 3 là “L”, “G”, “B” chứ chưa có “T” trong đó. Nhà xuất bản đã nhận lỗi và xin sửa lại.
Thế thì việc này có liên quan gì đến bài viết dưới đây? Dạ thưa, có liên quan một chút, vì dựa vào các tranh cãi này, người viết đã “khảo sát” và “tổng hợp” với xung quanh và thú thật là vẫn còn một vài loại không biết nên xếp vào “thể loại” nào theo như định nghĩa trên. Hay là cần có một định nghĩa rộng hơn? Vì thế xin có vài hàng lăng nhăng góp “vui” với bạn ta đọc cho qua ngày qua tháng.
 “Onê-ê” オネエ, Pê Đê (Bóng) và…..

Những năm gần đây, trong các chương trình giải trí trên truyền hình Nhật thường hay xuất hiện các nhân vật mà tiếng Nhật gọi là “Ônê-ê” (Pê Đê) tiếng Việt ta gọi là “Bóng” để chỉ những loại thanh niên mang thân xác là đàn ông nhưng tính tình và cách sống thì hoàn toàn là phụ nữ và muốn trở thành phụ nữ nếu… điều kiện cho phép”. Có 2 loại Ônê-ê: một loại khi nhìn thì là “giai” nhưng thực ra thì tính tình ngược lại, còn một loại nhìn vào thì giống như “gái” và lẽ dĩ nhiên là “ẻo lả”…. Nhóm này lại chia ra làm 2, một thì “để nguyên thế” không chỉnh trang, một thì “chỉnh trang chút ít” nhìn biết liền khỏi giải thích. Quí vị xem những tấm hình dưới đây thì sẽ thấy.

Continue reading

DNA là tất cả

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

Theo tự điển bách khoa Wikipedia thì “DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;” hoặc “DNA hay deoxyribonucleic acid là nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết tất cả cơ thể sống”. Vì thế, DNA của mỗi người mỗi khác và không có trường hợp trùng nhau, điều này đã được khẳng định tuyệt đối trong thời điểm hiện tại. Nhưng mấy chục năm trước thì DNA… lại hoàn toàn khác. Xin mời quí vị theo dõi 2 câu chuyện dưới đây về cái khác chết người đó để thấy…. DNA là tất cả.

Chuyện người tử tù…

Continue reading

Tết người – Tết mình – Tết Ta

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

Dựa vào bài viết năm xưa, kể lại chuyện năm nay cũng là điều ….. nên làm theo lời “cố vấn” của một vài bạn hiền vì có thể nhiều người đã…. quên. Vì thế, quí vị nào đã từng đọc, thì xin “tự nhiên” bỏ qua, bà con nào chưa đọc thì xin mời tiếp tục. Tuy nhiên bài viết đã sửa đổi chút ít về dữ kiện cho hợp với “thực tại” và tâm tình cho đến ngày hôm nay vẫn còn là:

Tết này chưa chắc em về được 
Em gửi về đây một tấm lòng 
Với lá thư này là tất cả 
Những lời tâm sự một đêm đông 
(Xuân tha hương – Nguyễn Bính)

————————–

Nhân dịp đầu năm dương lịch, còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Ta. Thôi thì “Tết Tây hay Tết Ta đều là Tết cả” nên xin gửi đến quí vị lời chúc đầu năm:
   “Shinnen Akemashite Omedetou gozaimasu”

Continue reading

Tản mạn chuyện Phù Tang – Từ “xì căng đan” khoa học đến cái chết của một khoa học gia!

Tác giả: Vũ Đăng Khuê

Ngày 5 tháng 8 /2014, cả Nhật Bản đã bàng hoàng khi được tin một khoa học gia danh tiếng của Nhật đã tự kết liễu đời mình tại nơi làm việc. Người ta phát hiện thi thể ông lúc 9 giờ sáng trong tư thế treo cổ giữa chân cầu thang của lầu 4 và lầu 5 thuộc tòa nhà CDB (Center For Developmental Biology – Trung Tâm Phát Triển Sinh Học RIKEN) tại Kobe, bên cạnh là đôi giày và cái cặp có đựng 3 di thư để lại cho những người trách nhiệm, ngoài ra cảnh sát còn tìm thấy 1 di thư cho người thư ký để trên bàn làm việc của ông ở lầu 2 cũng cùng tòa nhà.
Ông tên Sasai Yoshiki, 52 tuổi, tốt nghiệp bác sĩ tại đại học y khoa Kyoto năm 1986. Năm 36 tuổi, ông là một người trẻ nhất trở thành giáo sư thực thụ (professor) của đại học nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản này, và là một trong những nhà nghiên cứu và chuyên gia về tế bào gốc hàng đầu của Nhật. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu được kỳ vọng vì có thể thay thế các tế bào trong thân thể con người bị hư hại, nhất là về những ứng dụng việc nuôi dưỡng tế bào gốc đa năng ES, IPS thành các tế bào như mô mắt, não bộ. Trách vụ cuối cùng là phó giám đốc trung tâm phát triển sinh học Riken (CDB). Continue reading

Tâm Tình Về Phở

Tác giả: Vũ Ðăng Khuê

Có một người bạn nhắc nhở: “hưởng gió thu, sắc thu nhưng đừng quên sứ mệnh” khiến tôi cầm lòng không đậu.

Xin kể một giai thoại mà tôi đã được nghe: một cụ ông, trước lúc lìa trần, sau những dặn dò với người ở lại, cụ có một ước nguyện cuối đời: cho cụ “hít” lại “hương thơm năm cũ”, người nhà vội vã mua về, cụ ra đi trong thanh thản.
“Hôm nay trời lạnh…. hơi hơi

Tôi thèm nhưng ….. biết vì sao tôi thèm….

Tôi thèm một thứ gì nóng nóng, dậy mùi rồi thì cái thứ đó hiện rõ mồn một trong…. tâm trí…. Continue reading